09CS - University Of Science
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.




 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 

Similar topics

+

Chuyển đến trang : 1, 2  Next
8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Clock110Tue Apr 06, 2010 10:23 am

Abyssal_Blue_Ocean
Nhân viên quét dọn forum

WebMasters

Abyssal_Blue_Ocean

WebMasters

Nam
Tâm trạng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Busy
Thú cưng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Thgrou11
Tổng số bài gửi 597
Coins 52905
Cám ơn : 126
Ngày tham gia : 02/03/2010
Tuổi : 32
Đến từ Notthingness
Nghề nghiệp/Sở thích 0918090-09CSH
Status : Nhân viên quét dọn forum

Bài gửiTiêu đề: 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

 
Hồi sáng thầy Ngọc cho ghi 8 đề thi giữa học kỳ, có 1 số bạn học av ra sau hok kịp chép nên mình post lên đây để các bạn có thể theo dõi:
1. Phân tích các nguyên tắc nghiên cứu cơ thể học
2. Mô tả quá trình hình thành và phát tiển của 1 cơ thể từ tế bào sinh dục
3. Tế bào gốc? Ứng dụng?
4. Cấu trúc và chức năng của hệ xương
5. Cấu trúc và chức năng hệ da bì
6. Cơ chế tác động của hoocmone lên tế bào
7. Phản xạ và cung phản xạ
8. Chức năng màng tế bào động vật
Rồi, giờ bạn nào có tài liệu gì thì post lên cho mọi người nha
08
Trở lại trang chủ


Số lần được cảm ơn : Message reputation : 80% (5 votes)




Được sửa bởi Dragon_Lord ngày Fri Apr 09, 2010 3:34 pm; sửa lần 1.

8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Clock110Tue Apr 06, 2010 8:02 pm

lizard_7
tờ u nặng cờ cấp độ cao

Moderator

lizard_7

Moderator

Nam
Tâm trạng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Cool
Thú cưng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Thdolp11
Tổng số bài gửi 154
Coins 52038
Cám ơn : 8
Ngày tham gia : 03/03/2010
Tuổi : 32
Đến từ Thành phố mang tên Bác
Nghề nghiệp/Sở thích Sinh viên 09CS
Status : tờ u nặng cờ cấp độ cao

Bài gửiTiêu đề: Re: 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

 
haiz!!! Chưa làm đến một câu nữa!!! Chắc lại chuẩn bị tiền roài đây!!! Haiz Haiz :35:



8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Clock110Tue Apr 06, 2010 8:20 pm

Haru Tokoshie
Fierce as the storm

Order

Haru Tokoshie

Order

Nữ
Tâm trạng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Fine
Thú cưng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Thkitt14
Tổng số bài gửi 102
Coins 51662
Cám ơn : 18
Ngày tham gia : 31/03/2010
Tuổi : 29
Status : Fierce as the storm

Bài gửiTiêu đề: Re: 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

 
Một bạn làm mẫu, cả đám chép theo cho nhanh, chia ra làm đê 09



8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Clock110Tue Apr 06, 2010 10:29 pm

spy107
K-ON !

Order

spy107

Order

Nam
Tâm trạng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Sleepy
Thú cưng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Thkitt17
Tổng số bài gửi 130
Coins 51991
Cám ơn : 6
Ngày tham gia : 03/03/2010
Tuổi : 33
Đến từ WonderLand
Status : K-ON !

Bài gửiTiêu đề: Re: 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

 
huhu,ai siêng làm ơn post bài đi rùi tui bấm thanks cho :36: ,đoàn kết lên nào :64:



8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Clock110Tue Apr 06, 2010 10:56 pm

Haru Tokoshie
Fierce as the storm

Order

Haru Tokoshie

Order

Nữ
Tâm trạng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Fine
Thú cưng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Thkitt14
Tổng số bài gửi 102
Coins 51662
Cám ơn : 18
Ngày tham gia : 31/03/2010
Tuổi : 29
Status : Fierce as the storm

Bài gửiTiêu đề: Re: 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

 
có tài liệu T.Anh mà lười đọc ~_~, lười làm luôn ~.~



8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Clock110Thu Apr 08, 2010 7:40 pm

Anonymous

Khách viếng thăm

Khách vi

Bài gửiTiêu đề: Re: 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

 
ai cũng muốn ăn cơm
nhưng vẫn thèm ăn phở
vì một lẽ muôn thuở
phở nhiều nước hơn cơm
01



8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Clock110Thu Apr 08, 2010 8:41 pm

quelam_leo
bây giơ cứ nghĩ tới noel thôi ah

Order

quelam_leo

Order

Nữ
Tâm trạng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Shocked
Thú cưng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Thpola11
Tổng số bài gửi 164
Coins 52081
Cám ơn : 8
Ngày tham gia : 07/03/2010
Tuổi : 32
Đến từ Bình Định
Nghề nghiệp/Sở thích du lich
Status : bây giơ cứ nghĩ tới noel thôi ah

Bài gửiTiêu đề: Re: 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

 
nghi quá chắc cả đám lại chuẩn bị tiền



8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Clock110Fri Apr 09, 2010 1:59 am

hodacson

Family

hodacson

Family

Tổng số bài gửi 69
Coins 51839
Cám ơn : 5
Ngày tham gia : 09/03/2010

Bài gửiTiêu đề: Re: 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

 
Có chắc là đề số 8 là chức năng của tế bào Động vật không ? Mình nhớ là lần trước mình nghe thầy bào là chức năng của màng sinh chất mà !!



8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Clock110Fri Apr 09, 2010 12:39 pm

bathangmap
NHÌN LÀ THÍCH-GẦN LÀ YÊU-Ở LÂU MUỐN............ ĐẬP

Class

bathangmap

Class

Nam
Tâm trạng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Cool
Thú cưng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Thalli11
Tổng số bài gửi 201
Coins 52154
Cám ơn : 33
Ngày tham gia : 09/03/2010
Tuổi : 33
Đến từ Bình Dương
Nghề nghiệp/Sở thích game offline, sleeping, EATING...
Status : NHÌN LÀ THÍCH-GẦN LÀ YÊU-Ở LÂU MUỐN............ ĐẬP

Bài gửiTiêu đề: Re: 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

 
hodacson đã viết:
Có chắc là đề số 8 là chức năng của tế bào Động vật không ? Mình nhớ là lần trước mình nghe thầy bào là chức năng của màng sinh chất mà !!
Trong chức năng tế bào có chức năng của màng rồi, mà đặc biệt là màng thụ tinh ở trứng kìa!



8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Clock110Fri Apr 09, 2010 6:13 pm

vanwan

Family

vanwan

Family

Nam
Tổng số bài gửi 54
Coins 51497
Cám ơn : 1
Ngày tham gia : 09/04/2010
Tuổi : 32
Đến từ Tiền Giang

Bài gửiTiêu đề: Re: 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

 
trui ui chua bit de nao ca, ai co loi giai goi y lam on post len di. thak trc nha.hehe 03



8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Clock110Fri Apr 09, 2010 10:28 pm

Haru Tokoshie
Fierce as the storm

Order

Haru Tokoshie

Order

Nữ
Tâm trạng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Fine
Thú cưng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Thkitt14
Tổng số bài gửi 102
Coins 51662
Cám ơn : 18
Ngày tham gia : 31/03/2010
Tuổi : 29
Status : Fierce as the storm

Bài gửiTiêu đề: Re: 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

 
theo cái mình chép được của bạn thì đề đó là "Chức năng của màng sinh chất", trong slide của thầy thì bao gồm màng thụ tinh, màng bảo vệ, màng... gì đó mình chưa đọc hết ^^
Trở lại trang chủ


Số lần được cảm ơn : Message reputation : 0% (1 vote)



8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Clock110Sun Apr 11, 2010 11:56 am

spy107
K-ON !

Order

spy107

Order

Nam
Tâm trạng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Sleepy
Thú cưng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Thkitt17
Tổng số bài gửi 130
Coins 51991
Cám ơn : 6
Ngày tham gia : 03/03/2010
Tuổi : 33
Đến từ WonderLand
Status : K-ON !

Bài gửiTiêu đề: Re: 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

 
câu 3 nà CÔNG NGHỆ TẾ BÀO GỐC
Tác giả: Pham Kim Ngọc (chủ biên), Phạm Văn Phúc, Trương Định
Sách đang được bày bán tại nhà sách Thăng Long, số 2 - Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, TP HCM
Giá bìa: 130.000 VND


Tế bào gốc (stem cell) đang được cộng đồng xã hội và các nhà khoa học quan tâm đặc biệt. Với niềm hy vọng to lớn, đông đảo công chúng đang dõi theo những kết quả mà các nhà khoa học trong và ngoài nước đã đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc. Tin tức về những đột phá, tiến bộ mới, về những thành tựu trong nghiên cứu tế bào gốc không chỉ xuất hiện trên các tạp chí khoa học chuyên sâu, mà còn xuất hiện trên các báo hằng ngày, trên ti vi, đài phát thanh, internet… Người ta bàn thảo, tranh luận về tế bào gốc không chỉ trong các phòng nghiên cứu, mọi người cũng thông tin cho nhau, thảo luận sôi nổi về tế bào gốc tại Liên hiệp quốc, trên phố tài chính Wall, trong nhiều phiên họp của chính phủ, quốc hội. Giải thưởng Nobel năm 2007 được trao cho 3 nhà khoa học: Mario Capecchi, Martin Evans và Oliver Smithies là những người có liên quan mật thiết với lĩnh vực tế bào gốc.
Cho đến nay chúng ta có thể khẳng định diện mạo tế bào gốc có những đặc điểm chính như sau:
-Tế bào gốc là những tế bào có tiềm năng phát triển, tự làm mới và biệt hóa thành nhiều loại tế bào bình thường khác của cơ thể, chúng có thể bù đắp, thay thế các tế bào bị chết hoặc bị bệnh.
-Tế bào gốc tạo nên một lĩnh vực khoa học rất đặc biệt, rất chuyên sâu liên quan đến hầu hết các lĩnh vực y sinh học; lĩnh vực này đã biết đến từ lâu nhưng chỉ mới phát triển mạnh gần đây; tế bào gốc là vấn đề lý luận sinh học nhưng có tầm ứng dụng rộng lớn; nghiên cứu tế bào gốc đòi hỏi phải đầu tư nhiều tiền bạc, sức lực, nhưng hứa hẹn nhiều lợi nhuận.
-Nghiên cứu tế bào gốc không chỉ là nghiên cứu về sinh học tế bào, việc nghiên cứu này phải kết hợp với nghiên cứu sinh học phân tử, kỹ nghệ di truyền (genetic engineering), thao tác tế bào, chuyển gen… Nghiên cứu tế bào gốc cũng đang kết hợp với những nghiên cứu về kỹ nghệ mô (tissue engineering).
-Tính ứng dụng của tế bào gốc ngày càng rõ rệt. Bước đầu đã có một số bệnh nhân bị liệt tủy sống, tiểu đường, động mạch vành, ung thư… được điều trị có kết quả khả quan bằng công nghệ tế bào gốc.
-Nhiều chuyên gia về tế bào gốc hy vọng sẽ có một dự án tế bào gốc toàn cầu theo kiểu dự án bộ gen người (human genome project) mà đã được thực hiện thành công.
Ở Việt Nam, một số các nhà khoa học đã và đang bắt tay vào nghiên cứu tế bào gốc. Một số nhóm nghiên cứu tế bào gốc đã hình thành. Bộ Khoa học Công nghệ đã quan tâm đến lĩnh vực này và đầu tư cho các nghiên cứu. Mặc dù kết quả nghiên cứu còn khiêm tốn nhưng hy vọng tương lai gần, các nhà khoa học Việt Nam có thể đạt được những thành tựu quan trọng, đặc biệt là trong ứng dụng điều trị một số bệnh.
Các sách chuyên đề và thông tin về tế bào gốc ở nước ta còn rất hạn chế.
Trên tay của bạn đọc là quyển sách “Công nghệ tế bào gốc” đầu tiên ở Việt Nam. Nhà nghiên cứu Phan Kim Ngọc cùng các đồng nghiệp trẻ tuổi với nhiệt huyết và cố gắng, vừa nghiên cứu thực hiện nhiều đề tài về tế bào gốc vừa tích lũy kiến thức để biên soạn quyển sách này. Đây là quyển sách có nội dung nghiêm túc, phong phú, khá toàn diện và chuyên sâu. Các tác giả không chỉ đề cập đến khái niệm, lý luận sinh học tế bào gốc, mà còn cũng cấp các kỹ thuật cơ bản về thu nhận, nuôi cấy, biệt hóa tế bào gốc. Các tác giả cũng đề cập đến các lĩnh vực ứng dụng, những vấn đề về đạo đức có liên quan khi nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc.
Hi vọng quyển sách này sẽ được các nhà khoa học, sinh viên, các nhà hoạch định chính sách, doanh nhân và đông đảo bạn đọc đón nhận.
Bạn đọc đang có trên tay “Công nghệ tế bào gốc”. Xin hãy đọc, và bạn sẽ thấy nhiều điều bổ ích, lý thú, đồng thời cũng sẽ phát hiện những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức của của sách và góp ý, trao đổi với các tác giả để khi tái bản, sách sẽ hoàn thiện hơn.
Rất mong được góp ý và trao đổi.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2009
GD. TS. TRƯƠNG ĐÌNH KIỆT
(Trường Đại học Y – Dược TP. Hồ Chí Minh)
8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 106365
MỤC LỤC
Phần 1: Đại cương về tế bào gốc
Chương 1: Vài nét về việc nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc
Chương 2: Tế bào gốc: Định nghĩa và phân loại
Chương 3: Tế bào gốc và tiềm năng ứng dụng
Chương 4: Tính vạn năng và sự tự làm mới

Phần 2: Tế bào gốc phôi
Chương 5: Tế bào gốc phôi và việc thu nhận tế bào gốc vạn năng
Chương 6: Nuôi cấy và tạo dòng tế bào gốc phôi
Chương 7: Tế bào mầm

Phần 3: Tế bào gốc trưởng thành
Chương 8: Ổ (niches) tế bào gốc trưởng thành
Chương 9: Nhận diện tế bào gốc: từ sinh học đến kỹ thuật
Chương 10: Tế bào gốc tạo máu
Chương 11: Tế bào gốc trung mô
Chương 12: Tế bào gốc vạn năng cảm ứng
Chương 13: Tế bào gốc rìa giác mạc và ứng dụng
Chương 14: Tế bào gốc cơ xương
Chương 15: Tế bào gốc da
Chương 16: Tế bào gốc của mô mỡ
Chương 17: Tế bào tiền than nội mô
Chương 18: Tế bào gốc thần kinh
Chương 19: Tế bào gốc nhũ nhi
Chương 20; Tế bào gốc ung thư
Chương 21: Các tế bào gốc khác

Phần 4: Liệu pháp tế bào gốc
Chương 22: Thử nghiệm tiền lâm sang liệu pháp tế bào gốc
Chương 23: Tế bào gốc trong điều trị bệnh thần kinh
Chương 24: Liệu pháp tế bào gốc trong bệnh tim mạch
Chương 25: Liệu pháp tế bào gốc trong bệnh tiểu đường
Chương 26: Tái tạo biểu mô và da
Chương 27: Ứng dụng tế bào gốc trong chấn thương chỉnh hình
Chương 28: Liệu pháp tế bào gốc tạo máu trong điều trị bệnh tự miễn
Chương 29: Liệu pháp gen tế bào gốc

Phần 5: Bảo quản tế bào gốc
Chương 30: Bảo quản tế bào gốc
Chương 31: Ngân hàng tế bào gốc
Chương 32: Ngân hàng máu cuống rốn

Phần 6: Sản phẩm, sở hữu trí tuệ và đạo lý sinh học
Chương 33: Đạo lý sinh học trong nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc
Trở lại trang chủ


Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)



8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Clock110Sun Apr 11, 2010 11:57 am

spy107
K-ON !

Order

spy107

Order

Nam
Tâm trạng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Sleepy
Thú cưng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Thkitt17
Tổng số bài gửi 130
Coins 51991
Cám ơn : 6
Ngày tham gia : 03/03/2010
Tuổi : 33
Đến từ WonderLand
Status : K-ON !

Bài gửiTiêu đề: Re: 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

 
Phòng tui có đứa có mà chắc đi thi nó ko cho mượn đâu :35: ai rảnh thì mua đi
Trở lại trang chủ


Số lần được cảm ơn : Message reputation : 0% (1 vote)



8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Clock110Sun Apr 11, 2010 12:11 pm

6D_RoyalHunter
The only easy day was yesterday...

Class

6D_RoyalHunter

Class

Nam
Tâm trạng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Fine
Thú cưng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Thdog211
Tổng số bài gửi 223
Coins 52141
Cám ơn : 25
Ngày tham gia : 04/03/2010
Tuổi : 32
Đến từ Đồng Nai
Nghề nghiệp/Sở thích DotA, FC Barcelona, spam
Status : The only easy day was yesterday...

Bài gửiTiêu đề: Re: 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

 
1 Phần câu 1:
“Trước hết, không làm hại”

Những tiến bộ ngoạn mục của y học hiện đại, kể cả thuốc mới, không thể có được nếu không có sự tham gia tự nguyện của bệnh nhân trong các nghiên cứu lâm sàng. Trong các nghiên cứu này, bệnh nhân thường được tuyển chọn theo những tiêu chuẩn đã được định sẵn, và họ được theo dõi một thời gian để đánh giá hiệu quả và an toàn của một thuật điều trị. Trong quá trình theo dõi, bệnh nhân phải tốn nhiều thì giờ đến tái khám, hay trong nhiều trường hợp phải cung cấp các mẫu máu, nước tiểu hoặc một mô nào đó trong cơ thể để bác sĩ làm xét nghiệm. Nói cách khác, bệnh nhân tham gia vào những nghiên cứu lâm sàng thường phải hi sinh thời gian và có khi thủ thuật nghiên cứu mang tính xâm phạm.

Do đó, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu phải được xem xét cẩn thận sao cho quyền lợi và lợi ích của bệnh nhân nhận ưu tiên số một theo đúng tinh thần của nguyên tắc y khoa là “trước hết, không làm hại” (primum non nocere). Thế nhưng trong thực tế, có khá nhiều nghiên cứu lâm sàng chưa làm đúng với tinh thần này. Có rất nhiều nghiên cứu lâm sàng mà mục tiêu chẳng những không rõ ràng, cũng chẳng đem lại lợi ích thiết thực gì cho bệnh nhân và cho cộng đồng.

Ở Việt Nam, rải rác đó đây chúng ta đọc hay nghe đến những “thành công bước đầu” trong việc ghép tế bào gốc vùng rìa giác mạc hoặc tế bào gốc cuống rốn cho bệnh nhân hỏng giác mạc. Tuy nhiên, rất khó mà đánh giá những thành công này như thế nào, vì không có chi tiết khoa học, và cũng chưa thấy kết quả nghiên cứu được công bố trên một tập san y khoa có uy tín trên thế giới. Vấn đề đặt ra là ai sẽ chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý lâm sàng những bệnh nhân đó. Đây là vấn đề y đức.

Nhân danh “nghiên cứu”

Một số công trình mang danh “nghiên cứu” nhưng thực chất là những cuộc thu thập số liệu theo hợp đồng cho kỹ nghệ dược. Vì nguồn bệnh nhân càng ngày càng hiếm ở các nước phương Tây, các công ty dược đa quốc gia có xu hướng tuyển mộ bệnh nhân từ các nước trong khối xã hội chủ nghĩa cũ (Đông Âu), các nước nghèo hơn ở châu Á, những nơi mà quy chế về y đức còn lỏng lẻo. Và, trong quá trình chuyển địa bàn nghiên cứu như thế, một số bác sĩ ở những nước này trục lợi bằng cách đưa đẩy bệnh nhân của mình làm đối tượng nghiên cứu, nhưng thực chất chỉ là những cuộc điều tra thu thập dữ liệu cho các công ty dược. Vấn đề này đã được nêu lên nhiều lần trong các diễn đàn y khoa quốc tế mấy năm gần đây nhưng vẫn còn tiếp diễn.

Trong nhiều trường hợp, ở một số nước Đông Âu và châu Á bệnh nhân được sử dụng làm đối tượng nghiên cứu mà họ không hề hay biết, thậm chí còn cảm ơn bác sĩ rối rít! Đây là một vi phạm y đức nghiêm trọng, bởi vì đáng lẽ bệnh nhân phải được giải thích rằng họ được tuyển chọn vào công trình nghiên cứu, và chỉ khi nào họ chấp nhận thì mới được thu thập dữ liệu từ họ. Theo quy ước y đức, ngay cả sau khi tham gia vào công trình nghiên cứu, bệnh nhân có quyền rút lui bất cứ lúc nào mà không cần phải nêu lý do và bác sĩ không có quyền hỏi tại sao.

Một vi phạm y đức khác ít ai để ý là vấn đề cỡ mẫu trong nghiên cứu. Bởi vì nghiên cứu lâm sàng thường dựa vào một nhóm bệnh nhân để đi đến kết luận cho một quần thể lớn hơn. Do đó, số lượng bệnh nhân cần thiết cho nghiên cứu phải được tính toán một cách khoa học, không được thiếu cũng không được thừa. Nếu công trình nghiên cứu tuyển số bệnh nhân nhiều hơn cần thiết thì điều này vi phạm y đức vì làm mất thì giờ của bệnh nhân và có khi gây nguy cơ cho họ.

Ngược lại, nếu công trình nghiên cứu tuyển ít bệnh nhân hơn cần thiết thì kết quả sẽ chẳng có ý nghĩa gì (vô dụng) và đây cũng là một vi phạm y đức. Trong thực tế nhiều nghiên cứu y học ở nước ta, vấn đề cỡ mẫu chưa được quan tâm đúng mức, không ít bác sĩ hay nhà nghiên cứu tính toán cỡ mẫu một cách tùy tiện, có khi tính toán sai phương pháp, thậm chí chẳng tính cỡ mẫu nào cả! Do đó, nhiều kết quả nghiên cứu không có ý nghĩa khoa học, chẳng được áp dụng vào thực tế lâm sàng, và đó là một vi phạm đến nguyên tắc số 1 của ngành y.

Y đức trong nghiên cứu

Ở các nước tiên tiến, các ủy ban y đức rất quan tâm đến y đức trong nghiên cứu. Năm 1964, các hiệp hội y khoa thế giới quy tụ ở Helsinki (Phần Lan) và ra tuyên bố Helsinki 22 điều lệ y đức trong nghiên cứu y học. Những điều lệ này được sửa đổi đôi chút vào năm 1975 ở Nhật và 1983 ở Ý. Chúng được xem là kim chỉ nam cho các công trình nghiên cứu y khoa ngày nay.

Năm 1996, Bộ Y tế ban hành 12 điều y đức, nhưng không có quy định cụ thể về y đức trong nghiên cứu lâm sàng hay chưa nhất quán với tinh thần của tuyên bố Helsinki. Nếu kinh nghiệm từ nước ngoài là một bài học, có lẽ một cách thực tế nhất để nâng cao y đức là huấn luyện và thường xuyên thảo luận về quy ước y đức trong các trường y và bệnh viện. Nhưng để thực hiện việc này, chúng ta cần một quy ước hoàn chỉnh chẳng những trong mối tương tác giữa bệnh nhân và bác sĩ trong điều trị ở bệnh viện, mà còn trong nghiên cứu lâm sàng.

Ở Việt Nam, cũng có những trường hợp bệnh nhân được bác sĩ đưa vào các công trình nghiên cứu mà họ không hề hay biết vì không được giải thích rõ ràng. Có nhiều bệnh nhân thắc mắc tại sao họ bị lấy máu quá nhiều lần, nhưng không dám hỏi vì nghĩ rằng đó là một quy trình điều trị thông thường! Một điều đáng lo ngại hơn là những chi phí về xét nghiệm trong nghiên cứu lại đùn đẩy cho bệnh nhân! Đây là điều không thể chấp nhận được, bởi vì khi bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu, họ đã hi sinh thời gian và mẫu sinh học cho nhà nghiên cứu, không có lý do gì gây thêm bất tiện và “móc túi” họ.
(Trích báo Tuồi trẻ online)
Trở lại trang chủ


Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)



8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Clock110Sun Apr 11, 2010 12:25 pm

6D_RoyalHunter
The only easy day was yesterday...

Class

6D_RoyalHunter

Class

Nam
Tâm trạng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Fine
Thú cưng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Thdog211
Tổng số bài gửi 223
Coins 52141
Cám ơn : 25
Ngày tham gia : 04/03/2010
Tuổi : 32
Đến từ Đồng Nai
Nghề nghiệp/Sở thích DotA, FC Barcelona, spam
Status : The only easy day was yesterday...

Bài gửiTiêu đề: Re: 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

 
Câu 2:Sự mang thai bắt đầu khi một tế bào sinh dục nam duy nhất (tinh trùng) kết hợp với một tế bào giới tính nữ (trứng hay noãn) để tạo thành một tế bào mới và duy nhất (được biết như một hợp tử).

Trứng và tinh trùng đều khác với mọi tế bào trong cơ thể con người, vì chúng chỉ mang một nửa tính di truyền so với những tế bào khác, phần lớn tế bào đều có hàng ngàn gien được sắp xếp trên các dải mô là các nhiễm sắc thể, trong hầu hết tế bào đều có 23 đôi hay 46 nhiễm sắc thể, nhưng chỉ có 23 nhiễm sắc thể trong mỗi trứng và mỗi tinh trùng bình thường. Vì như vậy, khi trứng và tinh trùng kết hợp, mới có 46 nhiễm sắc thể được tạo thành cho ra một tế bào để hình thành con người. Vì có một nửa số nhiễm sắc thể của người mẹ và một nửa số nhiễm sắc thể còn lại của người cha, do đó con người mới ra đời giống cả hai nhưng không hoàn toàn giống một trong hai người. Hơn nữa, các gien mang nhiễm sắc thể đều có sự sắp xếp khác nhau. Đây là lý do tại sao các anh chị em trong gia đình chỉ có nét giống nhau tương đối.

Quá trình trứng và tinh trùng phối hợp để tạo thành hợp tử được gọi là thụ tinh hoặc thụ thai, thụ tinh chỉ xảy ra khi tinh trùng xâm nhập vào bao ngoài của trứng cho phép phối hợp hai mươi ba nhiễm sắc thể ở trứng và tinh trùng. Trình tự đó xảy ra ở vòi trứng (thường thường khoảng một phần ba ống bên ngoài). Tuy nhiên sự thụ tinh không xảy ra nếu tinh trùng không vượt qua nổi đoạn đường dài và nhiều may rủi từ âm đạo đến vòi trứng. Tinh trùng bơi nhanh nhất cũng mất 1giờ 30 phút. Trong âm đạo có độ axít cao, và chất này giết chết một số tinh trùng. Khoảng nửa số tinh trùng tới được vòi trứng nhưng do bơi sai hướng, nghĩa là vào ống không chứa trứng, nên ngay cả việc tới đúng chỗ nhưng vẫn không thành công. Tinh trùng cũng có thể bị kẹt ở các mao (đám nhô lên như tóc mịn). Cuối cùng, một khi đã xảy ra sự thụ tinh, một lớp phủ bảo vệ hình thành quanh hợp tử và ngăn chặn tinh trùng khác đi vào. Tất cả số tinh trùng khác còn lại trong vòi trứng sẽ bị hủy tại đây.

Khi còn trong bụng mẹ, ban đầu thai nhi chỉ là một cái trứng nhỏ của người mẹ đã kết hợp với tinh trùng của người cha, sau một cuộc tranh đua quyết liệt, từ 300 triệu tinh trùng khi bắt đầu đổ bộ ở âm đạo cho đến khi tiến được vào đến vòi dẫn trứng Fallopian của người mẹ, chỉ còn lại khoảng 100 con, và trong số đó chỉ có 10 dũng sĩ là còn đủ sức để tiến hành cuộc xâm nhập vào vỏ trứng. Cuối cùng, chỉ có một con ( hoặc 2 trong trường hợp sinh đôi) có thể xâm nhập vào tương bào trong cùng của trứng. Ngay khi đó, trứng sẽ tiết ra một loại hóa chất, thanh toán sạch các con tinh trùng còn bám trên vỏ trứng… Như vậy, việc hình thành một mầm sống không phải là điều đơn giản, đó là điều mà chúng ta phải trân trọng.

Khoảng 3 ngày sau khi thụ tinh, trứng sẽ di chuyển từ từ xuống tử cung, đây là giai đoạn nguy hiểm nhất trong quá trình thụ thai. Sau khi đã lọt vào trong tử cung, trứng sẽ tìm cách bám chặt vào lớp lót ở phía trên của tử cung và ở đây, trứng dần dần phân chia thành nhiều tế bào. 8 ngày sau thụ tinh, phôi có khoảng 200 tế bào và tiết ra một chất nhầy để tuyên bố sự hiện diện của nó trong tử cung: Một con người mới đã xuất hiện trên cõi đời.

Thai kỳ được chia làm ba giai đoạn:

Giai đoạn đầu kéo dài khoảng chừng hai tuần đầu của thai kỳ là giai đoạn thụ thai.

Giai đoạn hai gọi là Giai đoạn Phôi thai: Từ hai đến tám tuần lễ (hai tháng).

Giai đoạn còn lại (từ tuần thứ chín đến khi sinh) gọi là Giai đoạn bào thai và sinh vật phát triển được gọi là bào thai hay Thai Nhi.


CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
Thai kỳ phát triển của bào thai có thể được chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn thụ thai được xem như là phần đầu tiên kéo dài khoảng chừng hai tuần đầu của thai kỳ. Từ hai đến tám tuần lễ (hai tháng) bé phát triển như một phôi thai – nên còn gọi là thời kỳ phôi. Giai đoạn còn lại (từ tuần thứ chín đến khi sinh) gọi là thời kỳ bào thai và em bé trong bụng mẹ lúc đó được gọi là bào thai.

Thời kỳ thụ thai (hai tuần đầu)

Thời kỳ phát triển phôi (tuần lễ thứ hai đến thứ tám)

Trước khi được sinh ra thai nhi phát triển qua nhiều giai đoạn. Ví dụ: Não và tim bắt đầu phát triển trước đường tiêu hóa, bộ xương và các cơ. Những chi tiết như tóc và mi mắt xuất hiện chậm hơn nhiều. Nếu có một yếu tố nào làm ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển, đặc biệt thuốc uống hay bức xạ thì sự tổn thương sẽ xảy ra.

Ví dụ: Ngón tay, ngón chân được hình thành từ tuần lễ thứ sáu đến thứ tám của thai kỳ. Nếu có điều gì đó can thiệp vào sự phát triển của chúng thì chúng sẽ không sửa chữa được sau này. Phần lớn các giai đoạn phát triển các cơ quan quan trọng diễn ra trong 12 tuần đầu vì thế phôi đang phát triển có thể bị tổn hại nghiêm trọng bởi thuốc uống hay bệnh hoạn trong thời gian này. Một khi các bộ phận và các hệ bộ phận ở đúng vị trí, chúng ít khi bị tổn hại. Ðó là điều tại sao một số bệnh cúm xảy ra trong 12 tuần đầu có thể dẫn đến những sự bất thường nghiêm trọng.

Ở tuần thứ tám, phôi bắt đầu thành hình, mặc dù còn nhỏ xíu nhưng cánh tay, chân có các ngón, mắt và tai bắt đầu hình thành. Có điều, nó chưa thể tự sống, nghĩa là chưa thể sống ngoài môi trường tử cung.

Thời kỳ bào thai (tuần lễ thứ chín đến khi sinh)
Chúng ta bắt đầu nói về thời kỳ phát triển cơ thể thai nhi khi được ba tháng. Khi phần lớn các cơ quan đã được hình thành, thời kỳ bào thai dành hết hoàn toàn cho sự tăng trưởng và hoàn chỉnh các bộ phận. Ở tuần lễ thứ 24 đến 26 (180 ngày sau khi thụ thai), bào thai có thể phát triển và sống được khi đưa ra ngoài tử cung. Mặc dù các kỹ thuật tân tiến có thể giúp bào thai sinh non sống sót, nhưng phần lớn trẻ sinh quá non bị chết.

Bào thai lớn nhanh, đặc biệt ba tháng cuối thai kỳ. Lúc sáu tháng, bào thai có chiều dài trung bình từ 25 đến 30cm và cân nặng từ 454g hoặc 681g cân Anh. Thai nhi lên cân nhanh khoảng 900g mỗi tháng và tiếp tục lên để trẻ sinh ra bình quân cân nặng từ 2,7kg đến 3,8kg, chiều dài khoảng 52,5cm. Trọng lượng trẻ sơ sinh trên 2,2 kg được coi là bình thường.

Sự phát triển các cơ quan sinh dục

Các cơ quan sinh dục được phát triển trong thời kỳ đầu bào thai. Cho tới khi điều này xảy ra, tất cả phôi đều có hình dạng giống nhau. Chúng cũng có cơ quan sinh dục gọi là tuyến sinh dục và sau đó trở thành tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ.

Nếu bào thai có cặp nhiễm sắc thể nam XY (đã nói ở trước, một chất gọi là kháng nguyên HY sẽ bắt đầu sản sinh trong tuần thứ bảy của thai kỳ. Chất kháng nguyên HY sẽ tạo ra tuyến sinh dục trung tính trước đó để tạo thành tinh hoàn. Tinh hoàn này bắt đầu sản xuất hóc môn nam testosterons.

Testosterons cũng làm hệ sinh sản nam và cơ quan sinh dục ngoài phát triển. Với dương vật có thể thấy vào khoảng tuần mười hai của thai kỳ.

Nếu những ảnh hưởng của hóc môn nam không hiện diện ở thời điểm này, đứa bé sẽ phát triển đặc tính của bé gái mặc dù nó có cặp nhiễm sắc thể XY.

Nếu bào thai có cặp nhiễm sắc thể XX, các tuyến sinh dục chưa biệt hoá sẽ phát triển thành buồng trứng. Từ tuần lễ thứ mười bốn, cơ quan sinh dục ngoài sẽ là của bé gái.
Trở lại trang chủ


Số lần được cảm ơn : Message reputation : 67% (3 votes)




Được sửa bởi 6D_RoyalHunter ngày Sun Apr 11, 2010 12:39 pm; sửa lần 1.

8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Clock110Sun Apr 11, 2010 12:32 pm

6D_RoyalHunter
The only easy day was yesterday...

Class

6D_RoyalHunter

Class

Nam
Tâm trạng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Fine
Thú cưng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Thdog211
Tổng số bài gửi 223
Coins 52141
Cám ơn : 25
Ngày tham gia : 04/03/2010
Tuổi : 32
Đến từ Đồng Nai
Nghề nghiệp/Sở thích DotA, FC Barcelona, spam
Status : The only easy day was yesterday...

Bài gửiTiêu đề: Re: 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

 
Các thành phần chính của bộ xương

Bộ xương người chia làm ba phần là xương đầu (gồm các xương mặt và khối xương sọ), xương thân (gồm xương ức, xương sườn và xương sống) và xương chi (xương chi trên - tay và xương chi dưới - chân). Tất cả gồm 300 chiếc xương ở trẻ em và 206 xương ở người trưởng thành, dài, ngắn, dẹt khác nhau hợp lại ở các khớp xương. Trong bộ xương còn có nhiều phần sụn. Khối xương sọ ở người gồm 8 xương ghép lại tạo ra hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm bớt thô so với động vật vì nhai thức ăn chín và không phải là vũ khí tự vệ. Sự hình thành lồi cằm liên quan đến các cơ vận động ngôn ngữ. Cột sống gồm 33 - 34 đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ, thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng. Các xương sườn gắn với cột sống và gắn với xương ức tạo thành lồng ngực, bảo vệ tim và phổi. Xương tay và xương chân có các phần tương ứng với nhau nhưng phân hóa khác nhau phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động.
Các loại xương

Căn cứ vào hình dạng cấu tạo, người ta phân biệt 3 loại xương là :

* Xương dài : hình ống, giữa chứa tủy đỏ ở trẻ em và chứa mỡ vàng ở người trưởng thành như xương ống tay, xương đùi, xương cẳng chân, ... Loại xương này có nhiều nhất.
* Xương ngắn : kích thước ngắn, chẳng hạng như xương đốt sống, xương cổ chân, cổ tay, ...
* Xương dẹt : hình bản dẹt, mỏng như xương bả vai, xương cánh chậu, các xương sọ. Loại xương này ít nhất.

Các khớp xương

Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương gọi là khớp xương. Có ba loại khớp là : khớp động như các khớp ở tay, chân; khớp bán động như khớp các đốt sống và khớp bất động như khớp ở hộp sọ.

* Khớp động là loại khớp cử động dễ dàng và phổ biến nhất trong cơ thể người như khớp xương đùi và xương chày, khớp xương cánh chậu và xương đùi. Mặt khớp ở mỗi xương có một lớp sụn trơn, bóng và đàn hồi, có tác dụng làm giảm sự cọ xát giữa hai đầu xương. Giữa khớp có một bao đệm chứa đầy chất dịch nhầy do thành bao tiết ra gọi là bao hoạt dịch. Bên ngoài khớp động là những dây chằng dai và đàn hồi, đi từ đầu xương này qua đầu xương kia làm thành bao kín để bọc hai đầu xương lại. Nhờ cấu tạo đó mà loại khớp này cử động dễ dàng. Khớp động phức tạp nhất trong cơ thể người là khớp gối.
* Khớp bán động là loại khớp mà giữa hai đầu xương khớp với nhau thường có một đĩa sụn làm hạn chế cử động của khớp. Khớp bán động điển hình là khớp đốt sống, ngoài ra còn có khớp háng. Ở trẻ em, các đĩa sụn rất đàn hồi nên dễ uốn lưng mềm mại hay xoạc chân ra dễ dàng. Trái lại ở người trưởng thành và nhất là người già, các đĩa sụn dẹp lại làm cột sống khó cử động hơn, xoạc chân ra khó khăn.
* Khớp bất động : Trong cơ thể có một số xương được khớp cố định với nhau, như xương hộp sọ và một số xương mặt. Các xương này khớp với nhau nhờ các răng cưa nhỏ hoặc do những mép xương lợp lên nhau kiểu vảy cá nên khi cơ co không làm khớp cử động.

Cấu tạo và tính chất của xương
Cấu tạo và sự phát triển của xương

* Cấu tạo và chức năng của xương dài : Hai đầu xương là mô xương xốp có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung, phân tán lực tác động và tạo ô chứa tủy đỏ xương. Bọc hai đầu xương là lớp sụn để giảm ma sát trong đầu xương. Đoạn giữa là thân xương. Thân xương hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có : màng xương mỏng, mô xương cứng và khoang xương. Màng xương giúp xương phát triển về bề ngang. Mô xương cứng chịu lực, đảm bảo tính vững chắc cho xương. Khoang xương chứa tủy xương, ở trẻ em là tuỷ đỏ sinh hồng cầu; ở người trưởng thành tủy đỏ được thay bằng mô mỡ màu vàng nên gọi là tủy vàng.
* Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt : xương ngắn và xương dẹt không có cấu tạo hình ống, bên ngoài là mô xương cứng, bên trong lớp mô xương cứng là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và hốc trống nhỏ (như mô xương xốp ở đầu xương dài) chứa tủy đỏ.

Xương to ra về chiều ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy tế bào cũ vào trong rồi hóa xương. Xương dài ra là nhờ quá trình phân bào ở sụn tăng trưởng. Ở tuổi thiếu niên xương phát triển nhanh. Đến 18 - 20 tuổi ở nữ hoặc 20 - 25 tuổi đối với nam xương phát triển chậm lại. Ở người trưởng thành, sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương, vì thế người không cao thêm. Người già xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, tỉ lệ cốt giao giảm, vì vậy xương người già xốp giòn và dễ gãy và nếu gãy thì xương phục hồi rất chậm, không chắc chắn.
[sửa] Thành phần hóa học và tính chất của xương

Xương có hai đặc tính cơ bản : mềm dẻo và bền chắc. Nhờ tính mềm dẻo nên xương có thể chống lại tất cả các lực cơ học tác động vào cơ thể, nhờ tính bền chắc mà bộ xương có thể nâng đỡ cơ thể. Độ bền chắc của xương người trưởng thành có thể gấp 30 lần so với loại gạch tốt. Sở dĩ xương có được hai tính chất trên là nhờ vào thành phần hóa học. Xương được cấu tạo từ 2 chất chính : một loại chất hữu cơ gọi là cốt giao và một số chất vô cơ là các muối can-xi. Chất khoáng làm cho xương bền chắc, cốt giao đảm bảo tính mềm dẻo. Tỉ lệ cốt giao thay đổi tùy theo tuổi. Trong xương người trưởng thành, cốt giao chiếm 1/3 còn các muối can-xi chiếm khoảng 2/3. Nếu ta đem tách riêng hai chất này thì xương không đạt đủ hai đặc tính trên. Thí nghiệm : lấy hai xương đùi ếch : một xương ngâm trong dung dịch a-xit clo-hi-đric (HCl) 10% để hòa tan hết các muối can-xi, còn một xương đốt trên ngọn lửa đèn cồn để đốt cháy hết cốt giao. Sau 10 - 15 phút lấy đoạn xương ngâm trong HCl 10% ra ta dễ dàng uốn cong, thậm chí thắt nút lại được như một sợi dây đoạn xương này vì nó rất mềm. Đợi đến khi không còn khói bay lên ta tắt đền cồn rồi bóp nhẹ phần xương đã đốt thì thấy nó vỡ vụn ra. Tuy vậy khi lấy hai đoạn xương ra chúng vẫn giữ nguyên hình dạng. Ở trẻ em, cốt giao lại chiếm tỉ lệ cao hơn so với muối can-xi, vì vậy xương trẻ em mềm dẻo hơn xương người lớn.
(Wikipedia)
Đuối rồi, ai bổ sung với post típ dùm.
Trở lại trang chủ


Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)




Được sửa bởi 6D_RoyalHunter ngày Sun Apr 11, 2010 12:56 pm; sửa lần 1.

8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Clock110Sun Apr 11, 2010 12:38 pm

petit141
To Do is To Be!

Kingdom

petit141

Kingdom

Nữ
Tâm trạng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Fine
Thú cưng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Thkitt14
Tổng số bài gửi 639
Coins 53123
Cám ơn : 145
Ngày tham gia : 06/03/2010
Tuổi : 32
Đến từ Đồng Nai
Status : To Do is To Be!

Bài gửiTiêu đề: Câu 8: Chức năng màng TB

 
Màng TB là ranh giới bên ngoài và là bộ phận chọn lọc các chất từ môi trường đi vào tế bào và ngược lại.
1. Chức năng bảo vệ

1.1. Bảo vệ cơ học

Màng tế bào đóng vai trò là bức tường kiên cố ngăn cách tế bào với môi trường ngoài, bảo vệ các vật chất chứa trong tế bào được ổn định, bảo vệ tế bào khỏi những tác động cơ học của môi trường ngoài. Tất nhiên, bức tường này không cố định, cứng rắn mà rất mềm dẻo, linh hoạt có thể thay đổi hình dạng, có thể chuyển động, có thể đổi mới thành phần sinh hóa của mình.

1.2. Bảo vệ về mặt sinh lý
Màng đóng vai trò điều hòa dòng trao đổi từ ngoài vào và trong ra. Nhờ đó mà nó ngăn cản không cho các vật lạ, các kẻ thù xâm nhập vào tế bào.
Khi kẻ thù đã xâm nhập vào cơ thể, nó có nhiệm vụ bắt giữ và đào thải chúng ra.
Ví dụ: lymphocyte có nhiệm vụ tiêu diệt kẻ thù của cơ thể.

2. Chức năng thông tin - miễn dịch
Một trong những chức năng quan trọng của màng tế bào là thu nhận thông tin có nguồn gốc ngoại bào và chuyển vào môi trường nội bào nhờ các cơ chế tinh vi chính xác.
Chính các loại đường như oligosaccharide, ganglyoside có trong màng có khả năng tiếp nhận những thông tin đa dạng và phức tạp từ môi trường ngoài. Các thông tin mà tế bào nhận được là các chất hóa học, hoocmon, virus... và ngay cả các yếu tố gây bệnh cũng tương tác với oligosaccharide. Cũng nhờ các đường này mà cơ thể nhận biết được những tế bào của mình và phân biệt được tế bào lạ. Chính điều này đã giải thích được sự không dung nạp miễn dịch trong nuôi cấy mô.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy glycoprotein và glycolipit có thể là những điểm nhận biết các tín hiệu và quan hệ giữa các tế bào.
Ví dụ: Nếu trộn lẫn các tế bào riêng lẽ của gan và thận với nhau trong môi trường nuôi, chúng sẽ tự động nhận biết nhau để kết lại thành cụm tế bào gan theo gan và thận theo thận.
Một hiện tượng nữa có liên quan đến sự nhận biết là ức chế khi tiếp xúc: trong nuôi tế bào, các tế bào bình thường phân chia đến khi tạo một lớp chạm khít nhau thì dừng.

3. Chức năng trao đổi chất
Màng tế bào là nơi thực hiện sự trao đổi chất của tế bào. Nó đóng vai trò căn bản điều hòa sự di chuyển của vật chất qua màng theo yêu cầu của tế bào. Thành phần lipit trong màng rất cao, điều đó giải thích được tại sao những phân tử hoà tan trong lipit có thể khuếch tán vào ra dễ dàng, nhưng đối với một số chất không hoà tan trong lipit thì phải tuỳ thuộc vào các protein trên màng đôi lipit. Vì vậy màng có tính chọn lọc rất cao. Tính chọn lọc này trên từng phần của tế bào là do các tác nhân tải là những protein hoạt động như enzim, những yếu tố vận chuyển, kiểm soát sự qua lại của các chất qua màng là những kênh và những bơm chuyên biệt. Màng tế bào kiểm soát sự vào ra của các chất bằng hai cách: bằng quá trình khuếch tán tự nhiên và bằng những cách chuyên chở đặc biệt
Hoạt tính trao đổi chất của màng thể hiện rõ nhất ở màng ty thể, màng mạng lưới nội sinh chất, màng của phức hệ Golgi.

4. Chức năng vận chuyển các chất qua màng
Chức năng quan trọng hàng đầu của màng tế bào là điều hòa sự qua lại của các chất giữa bên trong và bên ngoài tế bào. Tất cả các chất di chuyển vào hoặc ra khỏi tế bào đều phải qua vật cản là màng và màng của mỗi loại tế bào có chức năng chuyên biệt để cho chất nào đi qua, với tốc độ nào và theo hướng nào. Tế bào thực hiện việc vận chuyển các chất qua màng bằng các quá trình tự nhiên như: khuyếch tán, thẩm thấu, sự vận chuyển tích cực, quá trình thực bào (phagocytosis) và quá trình uống bào (pinocytosis).

Ngoài ra, màng tế bào của tế bào vi khuẩn còn có chức năng hô hấp vì trong màng có chứa các enzim hô hấp và tham gia vào sự phân bào của vi khuẩn nhờ cấu trúc mesoxom của màng.



8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Clock110Sun Apr 11, 2010 3:33 pm

Haru Tokoshie
Fierce as the storm

Order

Haru Tokoshie

Order

Nữ
Tâm trạng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Fine
Thú cưng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Thkitt14
Tổng số bài gửi 102
Coins 51662
Cám ơn : 18
Ngày tham gia : 31/03/2010
Tuổi : 29
Status : Fierce as the storm

Bài gửiTiêu đề: Re: 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

 
Chắc phải tóm tắt lại quá, thi cỡ 60~90 phút mà chép hết đống này thì cũng nể thật



8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Clock110Sun Apr 11, 2010 5:56 pm

avatar

Genus

ngoc diep

Genus

Tổng số bài gửi 24
Coins 51543
Cám ơn : 2
Ngày tham gia : 31/03/2010

Bài gửiTiêu đề: Re: 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

 
minh ko hieu lam ve chuc nang lam gia the cua mang te bao chat,bn nao hieu thi chi cho voi nha



8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Clock110Sun Apr 11, 2010 8:38 pm

6D_RoyalHunter
The only easy day was yesterday...

Class

6D_RoyalHunter

Class

Nam
Tâm trạng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Fine
Thú cưng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Thdog211
Tổng số bài gửi 223
Coins 52141
Cám ơn : 25
Ngày tham gia : 04/03/2010
Tuổi : 32
Đến từ Đồng Nai
Nghề nghiệp/Sở thích DotA, FC Barcelona, spam
Status : The only easy day was yesterday...

Bài gửiTiêu đề: Re: 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

 
Câu 1 còn 10 ý. Mai có jì rảnh post típ. Bạn nào có post dùm cũng đc



8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Clock110Sun Apr 11, 2010 9:28 pm

Anonymous

Khách viếng thăm

Khách vi

Bài gửiTiêu đề: Re: 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

 
thoi gian de ngoi chep het dong nay vao bai lam chac chjt wa ba con 19



8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Clock110Sun Apr 11, 2010 10:02 pm

Haru Tokoshie
Fierce as the storm

Order

Haru Tokoshie

Order

Nữ
Tâm trạng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Fine
Thú cưng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Thkitt14
Tổng số bài gửi 102
Coins 51662
Cám ơn : 18
Ngày tham gia : 31/03/2010
Tuổi : 29
Status : Fierce as the storm

Bài gửiTiêu đề: Re: 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

 
kungfu@ đã viết:
thoi gian de ngoi chep het dong nay vao bai lam chac chjt wa ba con 19

Bởi vậy nhu cầu tóm tắt bài làm là một nhu cầu cấp thiết và bức bách của sinh viên 09CS...... 07

EDIT: Tìm thấy 1 link tài liệu T.Anh rất đầy đủ về sự phát triển của thai nhi.
8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 11219176
536 pages | CHM | 111 Mb

http://www.megaupload.com/?d=4OKOYHOD

Nhận xét:
- Mình mới xem sơ sơ, có khá nhiều hình ảnh đẹp, các bạn nên xem ^^
- Đừng sa đà mà viết nhiều quá, vào phòng thi không chép kịp đâu >.<



8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Clock110Mon Apr 12, 2010 10:37 am

tantrongtu
Gott mit uns

Order

tantrongtu

Order

Nam
Thú cưng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Thdog211
Tổng số bài gửi 109
Coins 51985
Cám ơn : 24
Ngày tham gia : 06/03/2010
Tuổi : 33
Đến từ dalas
Nghề nghiệp/Sở thích Molecular biology
Status : Gott mit uns

Bài gửiTiêu đề: Re: 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

 
HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CỦA TẾ BÀO


Cơ thể là một khối thống nhất luôn tự điều chỉnh mọi hoạt động bằng các cơ chế: điều hòa ngược, duy trì trạng thái hằng định nội môi trong điều kiện môi trường luôn thay đổi. Cơ thể truyền tin bằng 2 hệ thống: Thần kinh và Thể dịch.

1. Nhận tin từ kênh thần kinh

Hệ TK truyền tin bằng các xung TK, xung này có bản chất là một điện thế hoạt động lan truyền dọc sợi TK đến tận các synapse với TB TK khác, TB cơ hay tuyến. Tại các synapse , thông tin được tiếp nhận và xử lý nhờ các chất dẫn truyền TK (neurotransmitter), chất này khuếch tán qua màng trước synapse, đến gắn với thụ thể (receptor) ở màng sau synapse. Sự kết hợp này làm mở kênh natri - kali -> xung động được truyền qua.
Tại TB đích, như TB cơ hay nơron có thụ thể hưng phấn hoặc thụ thể ức chế.
Ví dụ: Với chất dẫn truyền acetylcholine, có 2 loại thụ thể tiếp nhận, đó là nicotine và muscarine. Nếu acetylcholine gắn với nicotine sẽ gây khử cực màng -> gây hưng phấn. Nếu gắn với muscarine sẽ gây tăng cực màng -> gây ức chế.

2. Nhận tin từ hệ thống thể dịch

Thông tin được truyền đi bằng các cấu trúc đặc hiệu của chất truyền tin, chủ yếu là các hormon. Kênh truyền tin là dịch ngoại bào, bộ phận nhận tin là các thụ thể đặc hiệu ở các TB đích. Có 3 loại thụ thể khác nhau tiếp nhận tin của 3 loại hormon có bản chất hóa học khác nhau:

a. Thụ thể trên màng TB
- Loại hormon có bản chất là protein, polypeptit, peptit, catecholamin tác dụng lên loại thụ thể này. VD: hormon của vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến cận giáp, tuyến tụy nội tiết, tủy thượng thận
- Cơ chế tác dụng của hormon: thông qua chất truyền tin thứ hai, như AMP vòng, GMP vòng, Ca2+, các sản phẩm phân hủy của phospholipid màng TB.
Cụ thể:
+ Hormon được tiết ra theo máu đến tác dụng lên các TB có thụ thể đặc hiệu (TB đích)
+ Hormon gắn với thụ thể bằng cầu nối hóa trị -> tạo thành hợp chất "hormon - thụ thể". Hợp chất này hoạt hóa adenylcyclaz ở phía trong màng.
+ Men này cùng với ion Mg2+ trong bào tương tác dụng lên ATP tạo thành 3' - 5' - adenosine monophosphat (AMP) có cấu trúc vòng -> cAMP (c: cyclic).
+ cAMP là chất truyền tin thứ 2 gây ra các tác dụng của hormon lên TB như: hoạt hóa enzim, thay đổi tính thấm của màng, gây co hay giãn cơ...

b. Thụ thể trong bào tương
- Loại hormon có bản chất là lipid, có nhân steroid. VD: hormon của vỏ thượng thận, buồng trứng, tinh hoàn
- Cơ chế tác dụng: làm tăng tổng hợp protein trong TB, qua những bước sau:
+ hormon khuếch tán qua màng, kết hợp với thụ thể trong bào tương tạo thành hợp chất hormon - thụ thể.
+ Hợp chất này khếch tán qua màng nhân vào trong nhân, gắn lên điểm đặc hiệu của ADN, hoạt hóa quá trình sao chép của những gen đặc hiệu, tổng hợp nên các protein mới tại các ribosom trong bào tương.
VD: hormon aldosteron của vỏ thượng thận đẩy mạnh tổng hợp protein trong TB biểu mô của ống lượn xa và ống góp của thận, đó là các protein mang Na+ và K+, làm tăng tái hấp thu Na và bài tiết K của ống thận (Tại sao lại thế nhỉ :-? :D)

c. Thụ thể trong nhân
- Hormon tuyến giáp T3, T4 (là acid amin - tyrosin - có gắn iod)
- Cơ chế tác dụng cũng là tổng hợp protein nhưng khác các hormon là steroid ở chổ:
+ Thụ thể nằm trong nhân, trong phức hợp NST.
+ Protein được tổng hợp trên lưới nội sinh chất hạt. Những protein này chủ yếu là các enzim của ty thể, thúc đẩy quá trình dị hóa sinh năng lượng.
+ Khi gắn với thụ thể trong nhân, hormon có thể phát huy chức năng trong nhiều ngày, nhiều tuần



8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Clock110Mon Apr 12, 2010 5:44 pm

6D_RoyalHunter
The only easy day was yesterday...

Class

6D_RoyalHunter

Class

Nam
Tâm trạng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Fine
Thú cưng : 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Thdog211
Tổng số bài gửi 223
Coins 52141
Cám ơn : 25
Ngày tham gia : 04/03/2010
Tuổi : 32
Đến từ Đồng Nai
Nghề nghiệp/Sở thích DotA, FC Barcelona, spam
Status : The only easy day was yesterday...

Bài gửiTiêu đề: Re: 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

 
Đây là cấu trúc khung câu 1, các bạn nhớ lấy thêm ví dụ:
-Nắm vững kiến thức sinh lí học, giải phẫu học và kiến thức về loài.
-Thành phần và tính chất hoá lí của cơ thể cũng giống như thế giới vô sinh,đồng thời các quá trình sống cũng tuân theo các quy luật tự nhiên.
-Cơ thể luôn có sự tương tác liên hệ giữa cấu tạo và chức năng.
-Mỗi cơ thể sống là sản phẩm của sự kế thừa và tiến hoá một cách có hệ thống.
-Đối tượng nghiên cứu phải luôn đc đặt trong môi trường với các điều kiện cụ thể của chính nó.
-Bộ gen của sinh vật chi phối toàn bộ các biểu hiện sống của cơ thể.
-Tế bào phải đc coi là một đơn vị sinh học.
-Đặt đối tương nghiên cứu trong tiến trình sinh học phát triển của cá thể.
-Cần tìm hiểu lí lịch sinh học của đối tương nghiên cứu.
-Thu nhận tối đa thông tin cần thiết về ứng dụng kết quả...



8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Clock110Mon Apr 12, 2010 5:48 pm

avatar

Species

Hoàng Uyên

Species

Nữ
Tổng số bài gửi 8
Coins 51406
Cám ơn : 0
Ngày tham gia : 12/04/2010
Tuổi : 33
Đến từ Tiền Giang

Bài gửiTiêu đề: Re: 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

 
:57:



8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2 Clock110



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: 8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

 


 

8 đề thi giữa kỳ môn SHĐC 2

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
09CS - University Of Science :: -‘๑’-Học tập-‘๑’- :: -‘๑’-Tài liệu học tập - Văn bản-‘๑’- :: Năm 1-
Create a forum on Forumotion | Khoa học | Khác | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất